Đánh giá Chất độc hóa học

Có các mức đánh giá độc tính của chất độc hóa học như: độc tính nguy hại, độc tính nguy cấp (hiệu quả tác động sau 90 ngày) và độc tính kinh niên (kết quả tác động sau một chu kì sử dụng thuốc) hoặc chất độc bản chất (một lượng nhỏ cũng gây độc) và chất độc theo liều lượng (nồng độ cao mới gây độc). Độc tính nguy hại là hiệu quả tác động một liều hay nhiều liều, sau một thời gian ngắn sử dụng (thời gian tác động quy định là 24 giờ).[1]

Đánh giá độ độc nguy hại bằng liều độc tử vong qua đường hô hấp LC50 và liều độc tử vong qua da, đường tiêu hóa LD50 (LD50 = 100 mg/kg thể trọng là độ độc mạnh; LD50 = 100-300 mg/kg thể trọng là độ độc trung bình; LD50 > 300 mg/kg thể trọng là ít độc).[1]

Khi tương tác với thực thể sống, chất độc hóa học có thể gây tổn thương tại chỗ nơi tiếp xúc với chất độc hoặc gây tổn thương ở xa nơi tiếp xúc do hiện tượng hấp thụ chất độc của thực thể sống:[1]

Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm không khí, áp suất khí quyển có ảnh hưởng lên tính độc của chất độc. Một số chất độc có thời kì tác động ẩn (ủ bệnh) và tích lũy. Nguyên nhân gây tổn thương của chất độc hóa học là do phản ứng hóa học của chúng với các nhóm chức có trong thành phần của tế bào.[1]